star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

TỶ LỆ LẠM PHÁT VIỆT NAM QUA CÁC NĂM


Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mốc 18,58%. Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020.

Trong giai đoạn 2021-2015, các chính sách kinh tế được áp dụng một cách hài hòa. Cụ thể là các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm phát. Tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 0,63% năm 2015. 0,63% là một con số đáng kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát. Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp.

Nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4%. Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt. Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%. Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng phi mã trong giai đoạn 2010 – 2011:

Chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng: Nền kinh tế mỗi thời kỳ đều theo đuổi một lượng sản lượng tiềm năng nhất định. Theo đó, khi chạm tới mức sản lượng tiềm năng này, nền kinh tế sẽ đạt cân bằng cung cầu và ổn định giá cả. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2011, sản lượng thực tế đã tăng mạnh vượt quá sản lượng tiềm năng. Điều này gián tiếp khiến cho lạm phát tăng cao.

Chi tiêu Chính phủ tăng cao: Chi tiêu Chính phủ tăng liên tục kéo theo tổng cầu tăng. Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra lạm phát. Trong giai đoạn 2001-2010, chi tiêu Chính phủ đã gia tăng liên tục từ mức 24,4% GDP năm 2001 lên 37,2% GDP năm 2007. Con số này cao báo động trong bối cảnh tổng thu ngân sách vẫn ở mức thấp.

Tăng trưởng cung tiền và tín dụng nóng: Từ năm 2005 đến 2010, cung tiền và dư nợ tín dụng của Việt Nam tăng trưởng nóng. Bình quân tốc độ tăng trưởng là 30%/năm. Lượng tiền lưu thông lớn trong khi lượng sản phẩm trong nước không gia tăng tương ứng dẫn đến lạm phát cao.

Tình trạng nhập siêu: Theo thống kê của GSO, năm 2011 chứng kiến tình trạng nhập siêu. Trong đó trên 87% hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Ví dụ như: sắt thép, vải, phân bón, linh kiện điện tử,… Giá hàng nhập khẩu cao khiến giá hàng hóa trong nước cũng tăng mạnh tương ứng. Việc lệ thuộc nhiều vào các hàng hóa nhập khẩu cũng gián tiếp làm gia tăng lạm phát.

 

(Nguồn: https://www.dnse.com.vn/hoc/ty-le-lam-phat-cua-viet-nam-qua-cac-nam)

 

Nguyễn Thị Thu Hằng