star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Phân tổ liên hệ


Phân tổ liên hệ

Các hiện tượng kinh tế xã hội thường có mối quan hệ với nhau, mặt khác giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng có mối quan hệ với nhau, sự thay đổi của tiêu thức này dẫn đến sự thay đổi của tiêu thức khác theo một quy luật nhất định. Vì vậy để nghiên cứu được tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng, giữa các tiêu thức đó là nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê, để giải quyết nhiệm vụ này, thống kê dùng phương pháp phân tổ liên hệ.

Khi tiến hành phân tổ liên hệ giữa các tiêu thức có mối liên hệ với nhau, người ta chia thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả

-  Tiêu thức nguyên nhân: là tiêu thức gây ảnh hưởng, dùng để phân biệt các tổ của các tiêu thức khác, là căn cứ để phân tổ

-  Tiêu thức kết quả là tiêu thức chịu ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân

Ví dụ:     

Tiêu thức nguyên nhân                                   

Tiêu thức kết quả

NSLĐ            

Tuổi nghề                             

NSLĐ                                                

Giá thành

NSLĐ

Tiền lương

Nói tóm lại: Phân tổ liên hệ là dùng phương pháp phân tổ để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Có hai trường hợp phân tổ liên hệ:

a. Phân tổ liên hệ giữa hai tiêu thức (1 nguyên nhân và 1 kết quả) hay còn gọi là phân tổ giản đơn.

Phân tổ liên hệ giữa hai tiêu thức tức là nghiên cứu mối liên hệ giữa hai tiêu thức do đó tổng thể được chia thành nhiều tổ theo tiêu thức nguyên nhân sau đó trong mỗi tổ tính trị số bình quân của tiêu thức kết quả.

Ví dụ 1: Nghiên cứu mối liên hệ giữa mức bón phân hữu cơ và năng suất lúa là phân tổ liên hệ giản đơn

Có tài liệu phân tổ diện tích canh tác của một vùng sản xuất theo mức phân hoá học bón trung bình trên 1 ha lúa vụ hè thu như sau:

Phân tổ diện tích theo mức phân hoá học bón trung bình 1 ha (kg)

Diện tích (ha)

tổng sản lượng thu hoạch (tạ)

Năng suất bình quân (tạ/ha)

200-250

250-270

270-300

300-340

10

7

10

11

530

420

700

770

53

60

70

70

Kết quả trên cho thấy: ảnh hưởng của lượng phân hoá học bón trên một đơn vị diện tích đối với năng suất thu hoạch : trong những điều kiện như nhau về giống, đất đai, nước… thì diện tích gieo cấy nào có lượng phân hoá học bón càng nhiều thì năng suất lúa thu hoạch càng cao.

Ví dụ 2: Nghiên cứu mối liên hệ giữa bậc thợ, tuổi nghề và năng suất lao động ngày (NSLĐ) của 30 công nhân trong xí nghiệp sản xuất (XNSX). Có 3 bậc thợ: 2, 3, 4, tuổi nghề phân 3 tổ: 2-4, 5-7, 8-10 (tính theo năm), NSLĐ ngày là số sản phẩm làm ra trong mỗi ngày của mỗi công nhân. NSLĐ của công nhân chịu ảnh hưởng bởi bậc thợ và tuổi nghề.

Ở đây ta sẽ nghiên cứu từng tiêu thức, trước hết ta nghiên cứu tiêu thức tuổi nghề có ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Phân tổ CN theo tuổi nghề(năm)

Số công nhân

tổng sản phẩm sản xuất(tr. Đ)

Bậc thợ bình quân

NSLĐ bình quân mỗi CN(tr. đ/CN)

2-4

5-7

8-10

13

17

9

 

2.5

3

3.7

300

370

400

Kết luận: Bảng phân tổ nêu rõ ảnh hưởng của tuổi nghề đến NSLĐ, tuổi nghề càng tăng, NSLĐ càng tăng, đồng thời ta cũng thấy tuổi nghề tăng thì bậc thợ bình quân cũng tăng và như vậy NSLĐ của công nhân trong trường hợp này cũng chịu ảnh hưởng của bậc thợ.

b. Phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức (phân tổ kết hợp)

Phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức tức là nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức, chẳng hạn nghiên cứu mối liên hệ giữa NSLĐ với tuổi nghề, bậc thợ, mức trang thiết bị hoặc nghiên cứu giữa năng suất lúa với loại giống, mật độ cấy, lượng phân bón…

Trong trường hợp này tài liệu được phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ 1 sau đó trong mỗi tổ lại tiếp tục phân thành các tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ 2 … Cuối cùng tính trị số bình quân của tiêu thức kết quả cho từng tổ và tiểu tổ

Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa sản lượng sản xuất bình quân 1 công nhân với giới tính và tuổi nghề, giữa giới tính và tuổi nghề tính bình quân cho 1 công nhân ta có kết quả phân tổ sau:

Phân tổ công nhân

Số CN (người)

Tổng sản lượng

     ( chiếc)

SL bquân (sản phẩm/1 CN)

Theo gtính

Theo tuổi nghề (năm)

Nam

2-4

5-7

8-10

15

17

10

100

250

240

6,66

14,7

24

Cả tổ

 

42

590

14

Nữ

2-4

5-7

8-10

17

14

15

105

117

230

6,17

8,35

15,3

cả tổ

 

46

452

9,8

Chung cả XN

 

88

1042

11,8

Nhận xét: Bảng phân tổ kết hợp trên cho thấy ảnh hưởng của giới tính đến NSLĐ bình quân, NSLĐ bình quân của công nhân nam cao hơn nữ, trong mỗi tổ được phân theo giới tính có nhiều tiểu tổ được phân theo tuổi nghề và tuổi nghề càng cao thì NSLĐ càng cao. Như vậy NSLĐ của nam công nhân có tuổi nghề càng cao sẽ càng cao