star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng


Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng

1.Khái niệm:

 Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu do khách hang vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.

2.Các hình thức của rủi ro tín dụng:

Không thu được lãi đúng hạn: Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng.

Không thu được vốn đúng hạn:  Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó Ngân ang sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên đấy chưa phải là khoản mất mát thực tế của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch được đề ra trình Ngân hàng.

Không thu đủ lãi:Khi Ngân hàng không thu đủ lãi thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Lúc này Ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp hàng những khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng nếu dự án đang đầu tư là khả thi.

Không thu đủ vốn vay:Khi Ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ coi như khép một hợp đồng tín dụng không hiệu quả.

3.Phân loại rủi ro tín dụng:

Để có thể xác định, đo lường quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, các Ngân hàng thường tiến hành phân loại theo từng tiêu thức:

Theo cơ cấu các loại hình cho vay: Rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro theo khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Theo nguồn gốc hình thành, rủi ro tín dụng được chia làm 3 loại:

Rủi ro rừ phía người cho vay: là những rủi ro do chính sách của ngân hàng, việc nghiên cứu dự báo, theo dõi, xử lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát…

Rủi ro từ phía người đi vay: rủi ro đạo đức, rủi ro vì khả năng tài chính yếu kém, biến động khả năng kinh doanh, vị trí của doanh nghiệp thay đổi, mối quan hệ với đối tác…

Rủi ro từ nguyên nhân khác:vì khâu quản lý của NHNN, chế độ chính sách, môi trường, biến động kinh tế….

4.Tác động của rủi ro tín dụng:

-Đối với hoạt động ngân hàng:

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà cón làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với lãi suât cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.

-Đối với nền kinh tế:

Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó lien quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ.

                                                                                                              Nguyễn Thị Minh Hà