Xu hướng phát triển của logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2024
Trong nền kinh tế hiện đại, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội mới và đặt ra thách thức cho ngành này, đồng thời tăng cường sự cạnh tranh.
Logistics thường được dịch ra là “Hậu cần”, tuy nhiên cách gọi này đã không còn phù hợp với thị trường ngày nay nữa. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, logistics là lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nhằm cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách toàn vẹn nhất. Đây cũng là một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
Ngành Logistics Việt Nam đang trên đà bứt phá mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của nhiều xu hướng mới hứa hẹn mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp.
“Số hóa” trong lĩnh vực Logistics đang trở thành xu hướng hàng đầu và cần được các doanh nghiệp quan tâm. Bằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, quy trình vận hành chuỗi cung ứng được tối ưu hóa, giúp cho các hoạt động diễn ra nhanh chóng, linh hoạt và có khả năng đáp ứng với khối lượng giao dịch ngày càng tăng.
Ở Việt Nam, để theo kịp với xu hướng phát triển Logistics, nhiều doanh nghiệp đã sớm đầu tư vào việc xây dựng các hệ thống hệ sinh thái số và ePORT. Nhờ đó mà giải quyết hiệu quả các hoạt động quản trị vận chuyển trong Logistics, từ khai thác cảng đến giao nhận hàng hóa, dịch vụ và xử lý hóa đơn – chứng từ.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội nhằm ứng phó với dịch bệnh, tỷ lệ mua sắm trực tuyến đang tăng đột biến. Để cạnh tranh trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng nhanh chóng và an toàn nhu cầu giao – nhận của khách hàng, đồng thời tạo ra nguồn thu tiềm năng tối đa cho công ty.
Ngoài ra, việc tích cực cung cấp dịch vụ vận chuyển, áp dụng công nghệ vào hệ thống Logistics, mở rộng quy mô kho bãi và tăng cường các điểm phân phối hàng hóa là cần thiết để đáp ứng đúng nhu cầu của cả người mua và người bán. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng, đồng thời đẩy mạnh phát triển của ngành Logistics trong tương lai gần.
Trong bối cảnh biến động do dịch bệnh, các quốc gia trên thế giới đã nhận thấy nguy cơ khi dựa quá nhiều vào một trung tâm gia công sản xuất như Trung Quốc. Do đó, xu hướng dịch chuyển “công xưởng sản xuất” tới khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam đang trở nên ngày càng phổ biến. Quá trình này đặt ra nhiều yêu cầu về tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Điều này yêu cầu các bên liên quan phải sẵn lòng chia sẻ dữ liệu trong chuỗi cung ứng, từ thương hiệu, nhà cung cấp đến các tổ chức và cơ quan trong ngành. Dữ liệu mở giúp các bên nhanh chóng phát hiện lỗi, thích ứng với tình hình và khắc phục các vấn đề về môi trường và xã hội.
Nhờ vào các cải tiến trong hạ tầng giao thông đường bộ, các tuyến đường vận chuyển đang trở nên mượt mà hơn, đặc biệt là các tuyến cao tốc đang đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển đường bộ.
Ngoài ra, để giảm thiểu thời gian chờ đợi tại các điểm thu phí thủ công, chính sách thu phí tự động đã được triển khai ngày càng rộng rãi. Điều này giúp loại bỏ các điểm dừng không cần thiết, giảm thiểu ách tắc giao thông và tối ưu hóa thời gian cho quá trình vận chuyển.
Logistics bền vững hay còn được gọi là Logistics xanh (Green Logistics) đề cập đến việc áp dụng các chiến lược và phương thức quản lý trong chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, than đá và khí đốt cũng như hạn chế ô nhiễm không khí và lãng phí tài nguyên tự nhiên.
Trong thực tế, việc loại bỏ hoàn toàn năng lượng không tái tạo trong ngành Logistics không phải là điều dễ dàng và không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây vẫn là hướng đi quan trọng trong tương lai gần. Tại Việt Nam, tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, mua hàng, quản lý kho bãi và vận chuyển có thể giúp giảm thiểu lãng phí nhiên liệu và đóng góp vào sự phát triển của Logistics bền vững.
Theo Quyết định 200/QĐ/Thủ tướng, ngành logistics đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho đến năm 2025, bao gồm tăng trưởng 15-20%, đóng góp vào GDP từ 8-10%, tỷ lệ thuê ngoài 50-60%, chi phí logistics tương đương 16-20% và xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên.
Tuy nhiên, hiện nay ngành logistics Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề nhân lực. Lực lượng lao động hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của ngành dịch vụ logistics, thiếu cả về số lượng và chất lượng. Hiện có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, trong đó, 70% đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong số này, có 1.300 doanh nghiệp hoạt động tích cực, bao gồm 89% doanh nghiệp 100% vốn trong nước và phần còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng (SCM) mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho những ai đam mê sự năng động, sáng tạo và muốn chinh phục thử thách. Dưới đây là một số lý do khiến bạn có thể yêu thích ngành này:
Người làm công việc trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thường được xem là những nhân tài có tầm nhìn xa, khả năng đánh giá thị trường tốt và kỹ năng thiết kế hệ thống hiệu quả. Họ có khả năng nhìn nhận toàn bộ bức tranh của một hệ thống, từ đó đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm (dài hạn/ trung hạn/ ngắn hạn), quản lý nhân sự và tương tác với nhiều phòng ban khác nhau.
Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm phát triển và quản lý quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa. Tất cả các quy trình và hoạt động này nhằm đảm bảo rằng, hàng hóa sẽ được giao đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm được yêu cầu, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được coi là một lĩnh vực học có tiềm năng lớn, với một môi trường làm việc sôi động và đa dạng về các vị trí công việc.
Nơi này không chỉ khuyến khích sự sáng tạo và khả năng quản lý của sinh viên, mà còn mang lại thu nhập cao và cơ hội du lịch, đặc biệt là ở các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng các công việc mới chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu. Điều này thực sự là một cơ hội tốt cho những sinh viên năng động, thành thạo trong ngoại ngữ và đam mê với lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện đang thu hút sự chú ý với mức lương hấp dẫn. Với sự gia tăng của thương mại quốc tế và sự phát triển của công nghệ, nhu cầu về chuyên gia trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài có kỹ năng chuyên môn cao.
Các vị trí trong ngành này như nhà quản lý chuỗi cung ứng, chuyên viên logistics hoặc chuyên gia vận chuyển thường được đánh giá cao với mức lương cạnh tranh và nhiều phúc lợi hấp dẫn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng thường mang tới nhiều cơ hội thăng tiến, và đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên của mình.
Với bản chất và phạm vi hoạt động của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể chọn làm việc trong 3 lĩnh vực chính bao gồm: quản lý kho bãi, quản lý giao nhận và quản lý vận chuyển. Tuy nhiên, ngành Logistics còn mở ra nhiều cơ hội khác nhau, điển hình như:
Học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng đòi hỏi sinh viên phải có một số tố chất quan trọng như:
LÊ MINH VĨ-KTTC