Việt Nam xếp thứ 10 trên 50 thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu về tiềm năng phát triển logistics hàng đầu trong khu vực, cùng với tín hiệu phục hồi lạc quan của nền kinh tế thế giới cũng như sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nội địa, ngành logistics Việt có rất nhiều triển vọng hưởng lợi và phát triển mạnh mẽ trong năm 2025 và các năm sắp tới.
Theo đó, các xu hướng có thể định hình nên thị trường logistics trong năm 2025 và những năm tiếp theo gồm: Sự phát triển của thương mại điện tử dẫn đến nhu cầu cao về dịch vụ logistics, đặc biệt là logistics đô thị và giao hàng nhanh;
Ứng dụng công nghệ trong logistics như AI, blockchain, IoT, robot tự động hoá… giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí cho ngành logistics, đồng thời cũng tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.
Nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, như xây dựng cảng biển, sân bay, đường cao tốc và nhà kho hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành logistics.
Ngành logistics đang ngày càng chú trọng đến các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường, như sử dụng phương tiện vận tải điện, giảm thiểu tải trọng xe tải, tối ưu hóa tuyến đường và giảm khí thải carbon.
Sự linh hoạt và đa dạng của chuỗi cung ứng: Sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa và tăng cường tính linh hoạt của chuỗi cung ứng để đảm bảo tính liên tục và giảm rủi ro.
Các hiệp định thương mại tự do mới và các liên kết kinh tế khu vực sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển.
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng cũng buộc các công ty logistics phải cải thiện dịch vụ và quy trình để đáp ứng nhu cầu chung của thị trường.
Doanh nghiệp logistics cũng phải đối mặt với một số thách thức như giá nhiên liệu, chi phí lao động và chi phí vận hành có thể tiếp tục tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty logistics. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nội địa và quốc tế. Thêm nữa, việc áp dụng công nghệ cũng khiến gia tăng sự phụ thuộc và tăng nguy cơ về tấn công an ninh mạng
Trong dài hạn, hoạt động logistics tại Việt Nam được dự báo khá tích cực, thích hợp để tích luỹ cổ phiếu. Xuất nhập khẩu phục hồi thúc đẩy ngành Logistics, đầu năm 2025, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam đã tăng trưởng 15%, các dịch vụ xếp dỡ hàng hoá bằng đường hàng không và đường biển có doanh thu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì nguyên nhân này nên nửa đầu năm 2025, cổ phiếu ngành Logistics tăng mạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử dẫn đến nhu cầu cao về dịch vụ vận chuyển, kho bãi và giao hàng. Các công ty logistics có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng dịch vụ và tăng doanh thu.
Đầu tư công được Nhà nước chú trọng, các công trình sân bay, cảng nước sâu, đường cao tốc… giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí vận chuyển.
Sự gia tăng của thương mại quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho ngành logistics phát triển.
Áp dụng công nghệ tiên tiến như AI, IoT và blockchain trong logistics giúp nâng cao hiệu quả quản lý cũng như tăng lợi thế cạnh tranh và tối ưu hoá chi phí.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, đầu tư vào cổ phiếu ngành Logistics, nhà đầu tư cần lưu ý 2 yếu tố sau đây:
Yếu tố chu kỳ, nhu cầu sản lượng vận tải biển trên toàn cầu mang tính chu kỳ, bị tác động bởi biến động giá cược vận tải biển qua từng giai đoạn. Ví dụ, những giai đoạn đầu năm có nhiều dịp lễ Tết thì sản lượng vận tải biển sẽ thấp hơn giai đoạn cuối năm, một phần cũng là mùa đông ở Bắc bán cầu. Từ giữa tháng 4 - 6 là giai đoạn vận tải biển hoạt động tích cực, sau đó đi ngang trong quý III của năm và tăng trở lại vào quý IV, chu kỳ tiếp tục lặp lại như thế.
Yếu tố biến động lãi suất cho vay bằng đồng USD, do các đơn vị logistics thường vay USD để mua sắm trang thiết bị vận tải cũng như vận hàng cảng biển, do vậy, cần phải theo sát biến động lãi suất với đồng USD.
(Nguồn: https://topi.vn/co-phieu-nganh-logistics.html)