star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Nội dung Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm, bên bảo lãnh


Nội dung Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm, bên bảo lãnh

1. Thẩm định tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng của bên bảo đảm.

Tài sản đảm bảo là loại tài sản được phép giao dịch

Tài sản không có tranh chấp

Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn thế chấp, cầm cố.

Tài sản có tính thanh khoản cao.

Khi thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo cần chú ý:

Đối với các tài sản đảm bảo có đăng ký sở hữu với cơ quan chức năng thì việc thẩm định tương đối đơn giản vì cơ quan cấp chứng nhận đăng ký sở hữu đã thay ngân hàng thẩm định tính chất pháp lý của những tài sản này trước khi cấp giấy chứng nhận. Do đó khi thẩm định nhân viên tín dụng chỉ cần xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm.

Đối với các tài sản đảm bảo  không có đăng ký sở hữu thì phức tạp hơn, nhân viên tín dụng xem xét những tài liệu liên quan đến tài sản như hóa đơn mua hàng, chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gởi hàng hóa để đánh giá tính chất sở hữu hợp pháp đối với những tài sản này. Trường hợp tài sản là động sản mà pháp luật không có quy định chứng nhận quyền sở hữu rất khó thẩm định. Trong trường hợp như vậy thay vì thẩm định ngân hàng thường yêu cầu khách hàng giao nộp tài sản để làm đảm bảo nợ vay.

Định giá tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng kiêm bảo đảm tiền vay.

Khi thẩm định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nhân viên tín dụng cần chia tài sản thành 2 loại là tài sản hữu hình và tài sản vô hình hay tài sản tài chính.  Kế đến có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để quyết định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay, nguyên tắc khi sử dụng mô hình này như sau:

Ước lượng dòng tiền kỳ vọng tạo ra từ tài sản.

Ước lượng mức độ rủi ro dựa vào đó để quyết định suất chiết khấu phù hợp.

Xác định hiện giá của tài sản dựa trên cơ sở dòng tiền kỳ vọng và suất chiết khấu vừa đề cập.

Việc xác định giá trị thị trường của các tài sản tài chính là các chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu thường có thu nhập kỳ vọng khá chắc chắn nên việc xác định giá trị thị trường bằng mô hình này thường đơn giản và chính xác, ngược lại đối với các chứng khoán vốn thường khó xác định thu nhập kỳ vọng nên khó xác định giá trị thị trường hơn.

Đối với bất động sản có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị thị trường (thu nhập này bao gồm thu nhập cho thuê bất động sản và thu nhập khi bán tài sản), nên nhân viên tín dụng có thể sử dụng dịch vụ định giá của các công ty môi giới và đầu tư bất động sản để định giá. Đối với các động sản cầm cố như hàng hóa, nguyên vật liệu...nhân viên tín dụng có thể dựa vào hóa đơn hoặc chứng từ kế toán để định giá.

Phương thức định giá:

Tự định giá

Thuê tư vấn định giá/ thẩm định giá

2.Thẩm định bên bảo đảm:

-Trường hợp bên cầm cố, thế chấp chính là khách hàng vay:

Thẩm định tính chính xác các thông tin trong hồ sơ bảo đảm tiền vay nếu có sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay..

Đối chiếu kết quả chấm điểm, phân loại, phân nhóm, hạng khách hàng vay.

- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp không là khách hàng vay:

Xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Có tài sản hợp pháp

Có tài sản đủ điều kiện và giá trị để thế chấp, cầm cố.

3.Thẩm định bên bảo lãnh:

Xem xét bảo đảm về năng lực pháp luật

Tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín; năng lực tài chính tại thời điểm bảo lãnh.

Đăng ký giao dịch bảo đảm:

Những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm:

Thế chấp quyền sử dụng đất

Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Thế chấp tàu bay, tàu biển

Thế chấp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

  • Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo:

Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản

Cục hàng không việt nam

Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia

Trung tâm giao dịch chứng khoán.

                                                                                    Nguyễn Thị Minh Hà