star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Nghiệp vụ môi giới chứng khoán


NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

  1. Khái niệm nghiệp vụ môi giới chứng khoán

 Công ty chứng khoán  là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ như môi giới chứng khoán, tư vấn chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tự doanh chứng khoán… 

Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng, chuyển các lệnh mua bán về Sở giao dịch và hưởng hoa hồng môi giới. Điều này xác định rõ vai trò và chức năng của môi giới chứng khoán trong hoạt động giao dịch chứng khoán, đảm bảo tính minh bạch và đúng quy trình trong quá trình thực hiện các giao dịch và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và giao dịch chứng khoán trên thị trường.

2. Các loại hình môi giới Chứng khoán

*Gồm hai loại chính: môi giới chứng khoán trên sàn giao dịch và trên thị trường OTC.

Trên sàn giao dịch: Môi giới chứng khoán đứng ra mua bán chứng khoán cho khách hàng và khách hàng phải trả một mức phí đã quy định. Hoạt động này được diễn ra trên thị trường tập trung. Với các hoạt động chứng khoán mua bán thông qua các thiết bị điện tử với mục đích thiết lập sự tương tác giữa người mua và người bán. Là người hiểu rõ khách hàng nhất, hoạt động môi giới rất được các công ty chứng khoán quan tâm và coi đây là hoạt động chính trong hoạt động môi giới chứng khoán.

Trên thị trường OTC: Thông qua việc tạo lập thị trường,  các nhà tạo lập tạo tính thanh khoản cho thị trường, duy trì bằng cách nắm giữ một số chứng khoán nhất định để sẵn sàng giao dịch với khách hàng và thu về lợi nhuận từ việc chênh lệch giá. Hình thức này môi giới lập giá này là việc người môi giới sẽ tìm đến những người mua và người bán chứng khoán để kết nối họ lại với nhau thông qua lệnh chào mua và chào bán. Nhờ điểm này tạo nên sự khác biệt với môi giới chứng khoán trên sàn giao dịch. Trong khi môi giới trên sàn giao dịch chỉ ngồi tư vấn và nhận lệnh tư vấn từ khách hàng. Còn đối với môi giới trên thị trường OTC là cả một quá trình tìm kiếm khách hàng và kết nối họ.

3. Rủi ro trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán :

- Rủi ro về luật pháp: Đây là loại rủi ro phát sinh khi các tài liệu, văn bản sử dụng không đúng hoặc không đầy đủ, không tuân thủ luật pháp và quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán. Để giảm thiểu rủi ro này, Công ty chứng khoán cần thành lập một đơn vị chuyên trách về luật pháp hoặc có tư vấn pháp luật để kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản trước khi thực hiện giao dịch.

- Rủi ro đối tác kinh doanh: Đây là loại rủi ro phát sinh giữa Công ty chứng khoán và khách hàng. Khách hàng có thể không đủ tiền hoặc không có đủ chứng khoán khi đến hạn thanh toán. Để giảm rủi ro này, Công ty chứng khoán cần thiết lập tỷ lệ ký quỹ thích hợp với từng khách hàng trong từng thời kỳ. Ngoài ra, Công ty chứng khoán có thể áp dụng tịch thu chứng khoán đã mua và bán để lấy tiền thanh toán hoặc quy định việc sử dụng phương pháp bù trừ trên tài khoản từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của Công ty chứng khoán.

- Rủi ro thị trường: Loại rủi ro này phát sinh khi có biến động về giá và tính thanh khoản trong giao dịch chứng khoán. Một loại giao dịch có giá cả giao động lớn sẽ có nguy cơ rủi ro cao. Các chứng khoán có tính thanh khoản thấp có khả năng phát sinh rủi ro do khách hàng không thể bán hoặc mua số lượng lớn chứng khoán trong thời gian nhất định. Để giảm thiểu rủi ro này, Công ty chứng khoán cần quy định tỷ lệ an toàn ký quỹ cho từng loại chứng khoán hoặc phân loại chứng khoán giao dịch dựa trên khả năng thanh khoản của chúng trên thị trường.

- Rủi ro tự hoạt động: Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của Công ty chứng khoán. Để hạn chế rủi ro này, Công ty chứng khoán cần quy định quy trình tác nghiệp rõ ràng, chuẩn hóa dựa trên hệ thống máy tính và quản lý, cần theo dõi và kiểm soát các tác nghiệp, thiết lập đường luân chuyển của hồ sơ tài liệu trong công ty, đặc biệt là trong khâu thanh toán./.

Nguyễn Thị Minh Hà