star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Giá cả sản phẩm và chính sách giá


Giá cả sản phẩm và chính sách giá

1.Khái niệm giá cả

 Giá là một yếu tố cơ bản trong bốn yếu tố của Marketing-mix mang lại thu nhập trong khi tất cả những biến số khác chỉ là đầu tư và chi phí. Là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Đối với người bán: giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy giá ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Là giá cả là công cụ Marketing-mix và một công cụ cạnh tranh  có tác động nhanh đến thị trường so với các chiến lược khác vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của một doanh nghiệp

 Đối với người mua: giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Giá tác động mạnh mẽ đến chi tiêu, do đó giá thường là tiêu chuẩn quan trọng cho việc mua và lựa chọn của người mua.

2.Các mục tiêu chính sách giá cả

 Đảm bảo tồn tại: nếu công ty gặp khó khăn trong kinh doanh hay phải đổi đầu với nhiều sự cạnh tranh thì việc đảm bảo tồn tại là mục tiêu chính. Để duy trì hoạt động thì lúc này doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp cắt giảm giá , lợi nhuận lúc này sẽ không quan trọng bằng việc đảm bảo sống sót

 Tăng trưởng doanh thu: với mục tiêu tăng trưởng doanh thu , các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách giá tấn công. Doanh nghiệp định giá sản phẩm thấp lại nhằm tăng nhanh doanh số và chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này trong giai đoạn mới thâm nhập vào thị trường, khi thị trường xuất hiện đối thủ mới hay khi doanh nghiệp cần tăng cường thế lực và mở rộng thị phần.

 Tăng tối đa lợi nhuận: doanh nghiệp thường áp dụng chính sách hớt váng. Doanh nghiệp định giá cao tối đa ngay từ khi tung sản phẩm vào thị trường. Nhằm đánh vào giá cả với niềm tin: giá cao đi đôi với chất lượng tốt. Để thực hiện được, thì sản phẩm phải độc đáo, hoàn toàn mới trên thị trường thu hút được sự quan tâm thích thú của khách hàng.

 Nâng cao hình ảnh, chất lượng sản phẩm: Với chiến lược chất lượng cao- giá cao, nhiều doanh nghiệp chọn cách duy trì mức giá cao để phát triển được hình ảnh chất lượng sản phẩm dẫn đầu. Giá cao đồng nghĩa với danh tiếng, uy tín, chất lượng cao.

 Cạnh tranh giá cả: doanh nghiệp thường hạ giá bán sản phẩm của mình tương đương với giá của đối thủ cạnh tranh để giữ chân khách hàng hoặc duy trì sản phẩm ở mức giá thấp để ngăn các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập thị trường.

3.Phương pháp định giá

 Phương pháp cộng lãi vào chi phí: được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất ra một sản phẩm rồi cộng một khoản lợi nhuận của từng sản phẩm. Đây là phương pháp rất phổ biến vì: đơn giản hóa được việc định giá, không phải điều chỉnh giá thường xuyên khi nhu cầu biến đổi, công bằng đối với cả người bán và người mua.

 Phương pháp định giá theo cảm nhận: dựa trên cơ sở khách hàng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng tùy thuộc vào giá hàng hóa dịch vụ, phù hợp với ý tưởng định vị sản phẩm.

 Phương pháp lợi nhuận mục tiêu: doanh nghiệp xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư. Ưu điểm giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận dự tính, nhưng nó không xem xét yếu tố như giá thành hiện tại và giá đối thủ cạnh tranh.

    4. Một số cách định giá trong kinh doanh du lịch lữ hành

Định giá theo chi phí tức là giá này được tính trên tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định. Trong đó :

  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Trong kinh doanh lữ hành, chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng khách của mỗi đoàn
  • Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất mà cụ thể trong kinh doanh lữ hành với sản phẩm là chương trình du lịch phục vụ khách tính cho đoàn khách thì chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo số lượng khách trong đoàn.

Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ chi phí phát sinh vào một khoản mục chủ yếu./.

                                                                                                            Nguyễn Thị Minh Hà