Đối tượng nghiên cứu của thống kê học:
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học:
Thống kê học là một môn khoa học xã hội độc lập, nó ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiển của xã hội, do đó có phương pháp riêng, đối tượng riêng. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học có thể thấy thống kê học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội (thu thập tài liệu ban đầu và phân tích số liệu để nhận định bản chất, đặc điểm của hiện tượng kinh tế xã hội) (chú ý không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên, kỷ thuật)
Các hiện tượng kinh tế xã hội mà thống kê nghiên cứu thường là:
- Dân số và lao động
- Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất của cải vật chất xã hội qua các giai đoạn vận động khác nhau của nó: quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm
- Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hoá của dân cư như mức sống vật chất, trình độ văn hoá, mức độ bảo vệ sức khoẻ
- Các hiện tượng về sịnh hoạt chính trị-xã hội như cơ cấu của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, số người tham gia bầu cử, ứng cử....
Thống kê nghiên cứu các đặc điểm sau của hiện tượng kinh tế xã hội:
- Nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng đó. Chất và lượng của các sự vật hiện tượng là hai mặt không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua mặt lượng của hiện tượng có thể giúp ta nhận thức được đặc điểm, bản chất của hiện tượng
Ví dụ: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước thông qua các chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân, GDP bình quân đầu người…
- Nghiên cứu thường là hiện tượng số lớn tức là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cá biệt,. Vì mặt lượng của đơn vị cá biệt thường chịu tác động bởi các nhân tố ngẫu nhiên, cho nên rất khó nhận định về đặc điểm, bản chất của hiện tượng nghiên cứu, do đó không thể dùng mặt lượng của đơn vị cá biệt để đánh giá kết luận đặc điểm chung cho cả tổng thể. Tuy nhiên giữa đơn vị cá biệt và tổng thể nghiên cứu thường có mối liên hệ nhất định, việc kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn với hiện tượng cá biệt giúp ta nhận định được đối tượng một cách toàn diện. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghiên cứu hiện tượng cá biệt (1 số trường hợp nhất định)
Ví dụ: Đối với công nhân của một xí nghiệp, bậc thợ càng cao thì năng suất lao động càng cao, đó là tính quy luật thống kê đúng với số đông công nhân, song vẫn có thể có công nhân nào đó bậc thợ cao nhưng NSLĐ lại thấp.
- Nghiên cứu hiện tượng đặt nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau thì hiện tượng xã hội cũng có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng khác nhau.
- Kết luận: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.