a. Phải xét đến đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Các hiện tượng kinh tế xã hội nó tồn tại và phát triển ở điều kiện khác nhau, do đó có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng khác nhau vì vậy có nhiều hiện tượng cùng biểu hiện về lượng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, cũng có nhiều hiện tượng cùng một thể chất nhưng về mặt lượng khác nhau. Do đó khi vận dụng số tuyệt đối và số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, có như thế mới phải ảnh được bản chất của hiện tượng
b. Phải vận dụng kết hợp giữa số tương đối và số tuyệt đối: có như thế mới phản ảnh đầy đủ và chính xác đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
Số tương đối tính từ số tuyệt đối do đó mức độ chính xác của số tương đối phụ thuộc vào số tuyệt đối.
Trên giác độ phân tích thì ngoài việc dựa vào số tuyệt đối người ta còn vận dụng số tương đối để phản ánh quan hệ so sánh, tốc độ phát triển. Vì vậy cần phải vận dụng kết hợp số tương đối và số tuyệt đối mới phản ánh được đặc điểm của đối tượng nghiên cứu một cách sâu sắc.
Ví dụ 1: Tiền lương bình quân của công nhân của công ty A năm 2013 là 8.000.000đ
Tiền lương bình quân của công nhân của công ty A năm 2014 là 10.000.000đ
Như vậy, Lương CN tăng 25% (số tương đối) , tương ứng với 2.000.000đ (số tuyệt đối), ta biết được tốc độ tăng và cụ thể số tiền là bao nhiêu.
Ví dụ 2
Giá trị sản xuất của 1 doanh nghiệp X năm 2012 là 600 triệu đồng. Năm 2013 thực hiện kế hoạch giá trị sản xuất tăng được 80 triệu đồng. Nhiệm vụ kế hoạch đề ra trong năm 2013 tăng giá trị sản xuất 10% so với năm 2012. Tính các số tương đối: tdt, tnv, tht và nhận xét.