1/ Quyền sở hữu cá nhân
Trong hệ thống thị trường, các cá nhân và các công ty tư nhân, sở hữu hầu hết các nguồn tài sản (đất đai và vốn) mà không phụ thuộc vào chính phủ. Sự sở hữu này là một trong những đặc trưng đại diện cho chủ nghĩa tư bản. Với quyền sở hữu của mình, các cá nhân hay chủ doanh nghiệp có quyền tự do trao đổi, thương lượng và rồi đi đến ký kết các hợp đồng khi họ nghĩ lợi ích đôi bên đã được tối đa. Họ có quyền định đoạt tài sản của mình, đưa ra các quyết định cho tài sản đó khi họ thấy phù hợp.
Quyền sở hữu này khuyến khích đầu tư, đổi mới, bảo trì tài sản và thúc đẩy tăng trưởng. Không một ai xây dựng nhà xưởng, mở rộng nông trại hay đầu tư chứng khoán, nếu tất cả những việc làm đó không mang lại lợi ích cho riêng mình, mở rộng thêm quyền sở hữu tài sản riêng cho mình.
2/ Tự do thành lập doanh nghiệp và lựa chọn
Trong hệ thống kinh tế thị trường, những người sở hữu tài sản có quyền tự do kinh doanh và đưa ra sự lựa chọn phù hợp, họ có quyền lựa chọn những ngành nghề kinh doanh, sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa và dịch vụ riêng mà họ cảm thấy phù hợp và có khả năng tạo ra lợi ích ở các thị trường khác nhau.
3/ Lợi ích cá nhân
Lợi ích cá nhân đó là nhân tố thúc đẩy cho các chủ sở hữu đưa ra các quyết định lựa chọn kinh doanh của mình. Mỗi chủ sở hữu sẽ cố gắng hết sức sao cho đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Họ cố gắng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí và tổn thất.
4/ Sự cạnh tranh
Một trong những đặc điểm quan trọng của kinh tế thị trường đó chính là sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong thị trường đó. Nền tảng của sự cạnh tranh là sự tự do trong lựa chọn để làm sao đó thu hồi dòng vốn của mình.
5/ Thị trường và giá cả
Hệ thống kinh tế thị trường được hình thành dựa trên sự tự do hoạt động kinh doanh của các tổ chức, và cùng với lợi ích cá nhân của họ.
Thị trường là một tổ chức hay là một cơ chế mà tại đó mang người mua và người bán tiếp xúc với nhau. Hệ thống thị trường truyền tải các quyết định của người mua và người bán về các sản phẩm và nguồn lực hiện có. Các quyết định được thực hiện dựa trên mỗi bên, từ đó xác lập một mức giá cho nhóm hàng hóa và dịch vụ cùng với giá cả nguồn tài nguyên hiện có trên thị trường. Đó là điều mà các chủ sở hữu, các hãng sản xuất và người tiêu dùng tạo nên và theo đuổi vì mục đích lợi ích của họ.
6/ Công nghệ và tư liệu sản xuất
Sự tiến bộ công nghệ và tư liệu sản xuất là điều rất quan trọng đối với kinh tế thị trường, bởi thông qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao. Cách duy nhất để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất đó là dùng các tư liệu sản xuất một cách hợp lý. Việc sản xuất hiệu quả hơn nghĩa là sẽ có nhiều hàng hóa và dịch vụ được tạo ra hơn và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
7/ Chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa là một việc phi thường được xuất hiện từ kinh tế thị trường. Chuyên môn hóa là việc sử dụng các nguồn lực của một cá nhân, công ty, khu vực, hay quốc gia để sản xuất một hoặc một vài hàng hóa hoặc dịch vụ chứ không phải là toàn bộ các hàng hoá và dịch vụ.
8/ Sử dụng tiền
Một điều dễ nhận thấy ở hệ thống kinh tế thị trường, đó là việc sử dụng rộng rãi tiền tệ. Tiền có nhiều chức năng, tuy nhiên, trước hết ta tiếp cận nó dưới góc độ là phương tiện thanh toán (trao đổi). Nó tạo sự dễ dàng trong trao đổi thương mại.
Chuyên môn hóa yêu cầu trao đổi. Trao đổi có thể, và đôi khi, xảy ra thông qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nhưng trao đổi hàng hóa đặt ra những vấn đề nghiêm trọng bởi vì nó đòi hỏi một sự trùng hợp của những mong muốn giữa người mua và người bán.
9/ Hoạt động chủ động tuy nhiên dưới sự quản lý của Chính phủ
Mọi hoạt động trong hệ thống kinh tế thị trường là chủ động, nhưng cũng bị giới hạn, và chính phủ là đặc trưng cuối cùng của hệ thống thị trường trong nền kinh tế công nghiệp tiên tiến hiện đại này. Mặc dù một hệ thống thị trường thúc đẩy một mức độ cao về hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của mình. Tuy nhiên, cũng có lúc thị trường thất bại, tụt dốc. Và khi đó, chính phủ sẽ là người hỗ trợ cuối cùng trong thị trường. Chúng ta sẽ khám phá vai trò của chính phủ ở những phần tiếp theo, để có thể thấy họ làm tăng hiệu quả tổng thể của hệ thống kinh tế bằng nhiều cách./.
Nguyễn Thị Minh Hà