star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Cơ cấu Thị trường Chứng khoán


CƠ CẤU  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.Căn cứ vào phương thức giao dịch (sự luân chuyển chứng khoán)

a.Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ các nhà đầu tư sẽ được chuyển sang các nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

            Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh , trong đó nhà phát hành đóng vai trò là người đi huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu . Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc nhà phát hành, nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương thông qua việc phát hành Trái phiếu để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng. Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có tiền mở rộng SXKD.

*Vai trò của thị trường sơ cấp:

    • Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán
    • Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn

*Đặc điểm của thị trường sơ cấp:

    • Nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành.. Là thị trường tạo vốn cho doanh nghiệp và cũng là tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch.
    • Những người bán chứng khoán là ngân hàng, kho bạc, công ty phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành…
    • Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán.

b.Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

            Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đích cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.

            Nhờ có thị trường thứ cấp tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm , nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

*Đặc điểm của thị trường thứ cấp

    • Các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán, không thuộc về các nhà phát hành.
    • Giao dịch trên thị trường phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do.
    • Thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường.

                  Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động . Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi và trôi chảy.

2.Căn cứ vào tính chất đăng ký

a.Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)

Sở giao dịch chứng khoán là thị trường chính thức, ở đó thực hiện việc mua bán các chứng khoán được niêm yết trong danh sách thị trường.

Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được truyền đến sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch.

Thị trường giao dịch tập trung là nơi mà việc giao dịch và mua bán chứng khoán được tiến hành một cách có tổ chức và tập trung tại một địa điểm xác định. Ví dụ các thị trường giao dịch tập trung như Sở giao dịch chứng khoán ở NewYork, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán Paris, Sở giao dịch chứng khoán London,….

Các Sở giao dịch trong thị trường giao dịch tập trung được tổ chức dưới hình thức hoạt động của một công ty cổ phần. Hoạt động của các sở giao dịch này nhằm cung cấp cho những người có hoạt động mua, bán chứng khoán các phương tiện và dịch vụ cần thiết và tốt nhất để tiến hành giao dịch, ví dụ như: dịch vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán v.v…

b.Thị trường OTC (Over the counter market)

Thị trường OTC là thị trường phi tập trung cùng với thị trường tập trung tạo nên một TTCK hoàn chỉnh.

Thị trường OTC là thị trường có tổ chức dành cho chứng khoán không niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Thị trường OTC không có địa điểm giao dịch chính thức, thay vào đó các nhà môi giới (công ty chứng khoán) kết nối các giao dịch qua mạng máy tính diện rộng giữa các công ty chứng khoán và trung tâm quản lý hệ thống.

Thị trường giao dịch phi tập trung mang những đặc điểm cơ bản sau:

+ Địa điểm giao dịch của thị trường phi tập trung không cần phải thông qua thị trường giao dịch mà được tiến hành theo cơ chế chào hàng cạnh tranh và các phương tiện thông tin đại chúng để thương lượng. Thị trường phi tập trung sử dụng nhiều thiết bị kĩ thuật số khác nhau để giao tiếp và hiển thị giá hỏi mua và giá chào bán trên thực tế. Trên cơ sở đó người mua và người bán và bên môi giới không cần phải ở cùng một nơi để giao dịch chứng khoán.

+ Mức gia giao dịch trong thị trường giao dịch phi tập trung phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu của thị trường.

+ Các bên trong giao dịch giao dịch bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá.

Thị trường giao dịch phi tập trung có nhiều vai trò, trong đó vai trò quan trọng nhất là Sàn giao dịch phi tập trung có khả năng tạo điều kiện cho các giao dịch được thực hiện nhanh hơn, chi phí hiệu quả hơn so với sàn tập trung. Việc loại bỏ bên xác thực trung gian giảm đáng kể các khoản chi phí, các khoản phát sinh khác và thời gian trễ trước khi lệnh mua/bán được xử lý.

3.Căn cứ vào công cụ lưu thông

a.Thị trường cổ phiếu

Đây là thị trường phát hành và mua đi bán lại các cổ phiếu đã được phát hành.

Hoạt động của thị trường cổ phiếu chứa đựng cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán

b.Thị trường trái phiếu

Đây là thị trường phát hành và mua đi bán lại các trái phiếu đã được phát hành, bao gồm thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu Chính phủ.

Nhu cầu vay vốn của dân cư dưới hình thức trái phiếu ngày càng cao, nên thị trường này ngày càng phát triển và sôi động.

    • Thị trường trái phiếu Chính phủ

Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đóng vai trò then chốt trên thị trường trái phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu (i) là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN và (ii) là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Theo đó, thị trường TPCP Việt Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả 2 mục tiêu này.

- Về mục đích phát hành: TPCP do Bộ Tài chính phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho NSNN.

- Về kế hoạch phát hành: Kế hoạch phát hành TPCP được Kho bạc Nhà nước công bố hàng năm. Ngoài ra, tại thời điểm đầu quý, KBNN công bố khối lượng phát hành dự kiến trong quý chia theo từng kỳ hạn để các nhà đầu tư chủ động bố trí nguồn vốn tham gia vào các phiên phát hành TPCP.

- Về phương thức phát hành: TPCP được phát hành theo các phương thức (i) đấu thầu (ii) bảo lãnh (iii) bán lẻ. Sau khi phát hành, TPCP được đăng lý, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Hiện tại, chủ yếu TPCP được phát hành theo hình thức đấu thầu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

- Về nhà tạo lập thị trường:  Nhà tạo lập thị trường là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành TPCP, trái phiếu chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu để mua trái phiếu cho chính mình hoặc mua cho khách hàng. Hàng năm, Bộ Tài chính đánh giá, xếp hạng về mức độ tham gia của nhà tạo lập thị trường theo các tiêu chí: (i) tình hình tài chính doanh nghiệp, (ii) sự tham gia trên thị trường sơ cấp (iii) sự tham gia trên thị trường thứ cấp. Căn cứ vào báo cáo của nhà tạo lập thị trường , cơ sở dữ liệu, các tiêu chí xếp hạng và tỷ trọng đánh giá của từng tiêu chí đã công bố, Bộ Tài chính thực hiện đánh giá và xếp hạng nhà tạo lập thị trường. Kết quả đánh giá, xếp hạng nhà tạo lập thị trường được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

- Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương

Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương là kênh huy động vốn cho chính quyền địa phương.

Về mục đích phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Về phương thức phát hành: TPCQĐP được phát hành theo phương thức: đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành. Hiện tại, các địa phương thường phát hành trái phiếu theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành. Sau khi phát hành, TPCQĐP được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán và được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành.

    • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo 2 hình thức, gồm (i) phát hành ra công chúng (ii) phát hành riêng lẻ.

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:

Mục đích phát hành: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để (i) Đầu tư cho các chương trình, dự án (ii) Tăng quy mô vốn hoạt động (iii) Tái cơ cấu nợ.

Về phương thức phát hành: trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo một trong ba phương thức: đấu thầu, bảo lãnh; bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, điều kiện chào bán, hồ sơ đăng ký chào bán thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

c.Thị trường các chứng khoán phái sinh

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh đã phát hành.

Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển.

*Ưu điểm của thị trường chứng khoán phái sinh:

- Phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở. Bằng cách tham gia một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế tài sản cơ sở của nó và triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ rủi ro này.

- Tạo khả năng tùy chọn trong đó giá trị của phái sinh liên kết với một điều kiện cụ thể.

- Có được sự tiếp xúc với tài sản cơ sở khi không thể trao đổi bằng dạng tài sản cơ sở đó.

- Cung cấp đòn bẩy tạo ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái sinh.

- Thu lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ sở di chuyển theo cách nhà đầu tư mong đợi.

- Chuyển phân bổ tài sản giữa các tài sản khác nhau, không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở.

 

 

Nguyễn Thị Minh Hà