star
twitter
facebook
envelope
linkedin
youtube
alert-red
alert
home
left-quote
chevron
hamburger
minus
plus
search
triangle
x
myDTU
Tuyển dụng
Đối tác
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
Trang chủ
GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU CHUNG
ĐÀO TẠO
Đại học
Sau Đại học
NHÂN SỰ
Lãnh đạo Khoa
Tổ bộ môn Tài chính
Tổ bộ môn Ngân hàng
Hành chính
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC
SAU ĐẠI HỌC
TỐT NGHIỆP
THÔNG TIN - THÔNG BÁO
BIỂU MẪU
GÓC HỌC TẬP
LIÊN HỆ
Menu
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC DUY TÂN
Trang chủ
GÓC HỌC TẬP
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH BẢO HIỂM
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH BẢO HIỂM
- Người bảo hiểm
Người bảo hiểm là người đứng ra tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm. Đó là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm bằng việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm và vì thế có những quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.
Thông thường, người bảo hiểm chính là các công ty bảo hiểm, chẳng hạn Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential…
- Người tham gia bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm là các cá nhân, tổ chức đứng ra yêu cầu bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm. Để có thể giao kết được hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự. Họ có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm dưới hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.
- Người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có tài sản, trách nhiệm, tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ là đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Thông thường người được bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người tham gia bảo hiểm khác người được bảo hiểm như con cái mua bảo hiểm nhân thọ cho cha mẹ, ở đây con cái là người tham gia bảo hiểm và cha mẹ là người được bảo hiểm.
- Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm
Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là người được bồi thường hoặc nhận tiền chi trả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Thông thường quyền lợi bảo hiểm thuộc về người được bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người được hưởng quyền lợi lại là người khác.
- Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là những gì mà người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định bắt buộc phải bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm nói chung là tài sản, những lợi ích có liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự hoặc con người (tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người).
- Bồi thường bảo hiểm
Bồi thường bảo hiểm là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết của hợp đồng, chi trả một khoản tiền nhằm đền bù cho người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng hợp pháp trên hợp đồng) khi rủi ro, tổn thất hoặc các trường hợp bảo hiểm khác xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
Tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm mà người ta sử dụng các từ ngữ khác nhau, số tiền bồi thường cho các loại hình bảo hiểm thiệt hại (tài sản, trách nhiệm dân sự), chi trả tiền bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm con người.
- Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho người bảo hiểm để nhận được sự đảm bảo trước các rủi ro đã được người bảo hiểm chấp nhận.
Phí bảo hiểm phụ thuộc vào giá trị của rủi ro, giá phí cho sự quản lý của người bảo hiểm và dự phòng cho tổn thất lớn hơn.
Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Do đó, quy mô hưởng quyền lợi bảo hiểm phụ thuộc vào mức phí mà người tham gia bảo hiểm đóng cho người bảo hiểm. Đối với bảo hiểm tự nguyện, mức phí bảo hiểm do người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm bắt buộc, pháp luật quy định mức đóng phí bảo hiểm tối thiểu nên về nguyên tắc mức phí bảo hiểm do các bên thoả thuận không được thấp hơn mức tối thiểu.
- Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là số lượng tối đa các rủi ro có thể được bảo hiểm, là những sự cố dự tính trong các điều kiện bảo hiểm mà khi những sự cố này xảy ra thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.
Bên cạnh rủi ro có thể được bảo hiểm, còn có rủi ro không được bảo hiểm, chỉ những sự cố dù có gây thiệt hại, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tổn thất do rủi ro gây ra, gọi là rủi ro loại trừ.
Tin khác:
Tác động của Fintech đến hoạt động của các NHTM (P3)
10 công nghệ mới nổi định hình ngành dịch vụ tài chính vào năm 2024 (phần 1)
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong Việt Nam năm 2025
Đặc điểm của hệ thống kinh tế thị trường
Chuyển đổi số trong Logistics nâng cao năng lực quản lý
Modal title
...