star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

CÁC HÌNH THỨC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐE DOẠ TRỰC TUYẾN


CÁC HÌNH THỨC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐE DOẠ TRỰC TUYẾN

Mạng xã hội như là một cánh cửa thần kỳ nơi mà chúng ta có thể giao lưu trực tuyến kết bạn với mọi người khắp nơi trên thế giới, nơi để mình giải trí, học hỏi, tìm tòi và cũng như dễ dàng lan tỏa những điều tích cực và kiến thức hay cho nhiều người khác. Tuy nhiên nhiều người lạm dụng mạng xã hội để thể hiện các hành vi bạo lực làm tổn hại người khác, đặc biệt là giới trẻ đối tượng học sinh-sinh viên.

1.Khái niệm đe doạ trực tuyến: Đe dọa trực tuyến hay còn được gọi là bắt nạt trên mạng - Cyberbullying, là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để gây phiền nhiễu, khó chịu hoặc làm phiền một người.

      2. Các hình thức đe dọa trực tuyến

a. Bốc hỏa (Flaming)

Bốc hỏa (Flaming) là một dạng bắt nạt trực tuyến rất điển hình và xảy ra thường xuyên. Flaming đề cập đến một cuộc chiến trực tuyến hoặc tranh cãi gay gắt diễn ra thông qua messenger, zalo, email, tin nhắn tức thời hoặc phòng trò chuyện.

b. Outing: Outing là khi kẻ bắt nạt hiển thị công khai hoặc gửi, chuyển tiếp thông tin cá nhân như địa chỉ nhà riêng, số điện thoại hoặc dữ liệu cá nhân khác và thông tin riêng tư của một người nào đó như hình ảnh và video cũng như các cuộc trò chuyện như tin nhắn văn bản, email hoặc tin nhắn tức thì.

c. Loại trừ (Exclusion): Bắt nạt trên mạng kiểu loại trừ xảy ra bất cứ khi nào ai đó bị buộc rời khỏi nhóm chat trực tuyến vì một lý do nào đó. Những thành viên còn lại của nhóm này sau đó sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể để chế nhạo người bị loại trừ ra khỏi nhóm qua các tin nhắn, bình luận ác ý và email khó chịu.

d. Cyberstalking: Cyberstalking là một trong những hình thức bắt nạt phổ biến nhất và nó bao gồm vô số hình thức quấy rối trực tuyến khác nhau dành cho học sinh-sinh viên. Nó có thể ở dạng tin nhắn, email, và bình luận trên các bài đăng trên mạng xã hội. Nó thậm chí có thể xảy ra dưới dạng các cuộc tấn công cá nhân từ hồ sơ mạng xã hội của chính kẻ bắt nạt.

e. Giả dạng: Giả dạng là một hình thức bắt nạt trực tuyến trong đó kẻ bắt nt làm người khác trên mạng. Điều này khá là dễ dàng khi chỉ mất vài giây để tạo một địa chỉ email giả và một hồ sơ mạng xã hội giả mạo. Chúng có thể dễ dàng lấy ảnh từ internet hoặc một hồ sơ khác để tăng độ xác thực.

f. Bút danh: Điều này liên quan đến việc sử dụng tên hư cấu như biệt hiệu, bí danh hoặc bút danh với mục đích ám ảnh người khác trên mạng. Điều này nhằm mục đích che giấu danh tính và tạo ra một việc bắt nạt trực tuyến khác để nạn nhân bị tổn thương nhiều hơn khi không biết ai là kẻ bắt nạt.

3. Ảnh hưởng của việc đe dọa trực tuyến

a. Ảnh hưởng cảm xúc của đe dọa trực tuyến: Ngoài cảm giác đau khổ, họ cũng có thể cảm thấy xấu hổ, tổn thương và thậm chí là lo sợ cho sự an toàn của mình, thậm chí có thể tự đổ lỗi cho mình về hành vi bắt nạt trên mạng.

b. Sự sỉ nhục : Họ có thể cảm thấy bị lộ, xấu hổ và choáng ngợp. Khi bắt nạt trên mạng xảy ra, các bài đăng, tin nhắn hoặc văn bản khó chịu có thể được chia sẻ với nhiều người. Số lượng người tuyệt đối biết về vụ bắt nạt có thể dẫn đến cảm giác nhục nhã dữ dội.

c. Sự cách ly : Đe dọa trực tuyến đôi khi khiến người bị đe dọa bị loại trừ và tẩy chay trong xã hội. Do đó, họ thường cảm thấy đơn độc và bị cô lập. Trải nghiệm này có thể đặc biệt đau đớn.

d. Sự tức giận: tức giận là phản ứng phổ biến nhất đối với đe dọa trực tuyến (tiếp theo là cảm thấy buồn bã và lo lắng). Một số nạn nhân thậm chí có thể âm mưu trả thù và trả đũa. Bên cạnh những rắc rối mà họ có thể gặp phải, cách tiếp cận này còn nguy hiểm vì nó có thể khiến họ bị nhốt trong vòng xoáy nạn nhân bắt nạt.

e. Bất lực: Các nạn nhân của bắt nạt trên mạng thường khó cảm thấy an toàn, h cảm thấy dễ bị tổn thương và bất lực vì nạn bắt nạt trực tuyến có thể xâm nhập vào nhà của họ thông qua máy tính hoặc điện thoại di động bất cứ lúc nào trong ngày, họ có thể cảm thấy như bị bắt nạt trên mạng ở khắp mọi nơi.

f. Ảnh hưởng tinh thần của bắt nạt trên mạng : cảm thấy vô vọng và vô nghĩa trong suộc sống, họ có thể mất hứng thú với những thứ họ từng yêu thích và ít dành thời gian tương tác với gia đình và bạn bè, trong một số trường hợp, họ có thể bị trầm cảm và ý nghĩ tự tử có thể xảy ra.

g. Trầm cảm và lo âu : Nạn nhân của bắt nạt trên mạng có thể không chống chọi nổi với lo lắng, trầm cảm và các tình trạng liên quan đến căng thẳng khác, việc thường xuyên đối phó với bắt nạt trên mạng có thể đánh cắp cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện của họ, cũng có thể làm tăng cảm giác lo lắng và cô lập, làm giảm sự tự tin và cảm giác về giá trị bản thân, có thể góp phần gây ra trầm cảm và lo lắng.

h. Các vấn đề học thuật: Nạn nhân của bắt nạt trên mạng có thể mất hứng thú đến trường. dẫn đến tỷ lệ nghỉ học cao, các em có thể trốn học để tránh phải đối mặt với những người đang bắt nạt họ trên mạng hoặc vì họ xấu hổ và bẽ mặt trước những tin nhắn được chia sẻ trên mạng. Điểm số của họ cũng có thể bị ảnh hưởng vì họ cảm thấy khó tập trung trong học tập, và trong một số trường hợp, nạn nhân của bắt nạt trên mạng có thể bỏ học hoặc mất hứng thú với việc tiếp tục đi học.

i. Suy nghĩ tự tử và tự làm hại bản thân 

Đôi khi các mục tiêu bắt nạt trên mạng đáp lại cảm xúc mãnh liệt của họ bằng cách tự làm hại bản thân theo một cách nào đó. Trên thực tế, nghiên cứu đã liên kết nhất quán giữa bắt nạt và tự làm hại bản thân. Bắt nạt trên mạng cũng làm tăng nguy cơ tự tử, do họ thường xuyên bị bạn bè dày vò qua tin nhắn, mạng xã hội và  cảm thấy tuyệt vọng dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, họ nghĩ cách duy nhất để giảm bớt nỗi đau là kết liễu cuộc đời của mình, nên họ có thể mơ về cái chết để trốn thoát./.

Nguyễn Thị Minh Hà